PCCC Hà Nội

Bài học rút ra sau nhiều vụ hỏa hoạn ở Hà Nội gây thiệt hại lớn về người và tài sản

Nguyễn Xuân Đan    09/09/2023
Bài học rút ra sau nhiều vụ hỏa hoạn ở Hà Nội gây thiệt hại lớn về người và tài sản

Thời gian qua, ở Hà Nội liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn, nhỏ gây thiệt hại về người và tài sản. Qua các vụ cháy để lại là bài học kinh nghiệm tới các cơ quan chức năng, địa phương và người dân từ việc phòng cháy, chữa cháy, đến tổ chức sử dụng lực lượng phòng hộ... Đặc biệt, cảnh báo về tình trạng gia cổ “lồng sắt” tại nhà mà người dân sinh sống.

Nhiều vụ cháy lớn, nhỏ xảy ra trên đia bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã gây tổn thất nhiều tính mạng và tài sản nhân dân.

Gần đây nhất, vụ cháy nhà số 331 phố Tôn Đức Thắng vào đêm (4/4) khiến 4 người trong một gia đình tử vong, trong đó có một phụ nữ mang thai, một bé gái 10 tuổi gây đau xót lớn trong xã hội.

Lực lượng PCCC dập lửa ở ngôi nhà trên phố Tôn Đức Thắng

Lực lượng PCCC dập lửa ở ngôi nhà trên phố Tôn Đức Thắng.

Trước đó, nhiều vụ hỏa hoạn khác xảy ra như: cháy chợ Quang (Hà Nội) năm 2018 đã làm thiêu rụi nhiều hàng hóa và tài sản của tiểu thương; cháy lớn tại Công ty Rạng Đông năm 2019 đã thiêu rụi 6.000 m2 kho xưởng, ước tính thiệt hại tài sản khoảng 150 tỉ đồng; cháy phòng trọ ở phố Tam Khương (Đống Đa) ngày 4/2 khiến 4 thanh niên bị mắc kẹt, ngạt khói dẫn đến tử vong; gần đây nhất cháy tại Trung tâm Thương mại Tràng Tiền Plaza ngày 3/4 không có thiệt hại về người hay tài sản khác ngoài chiếc xe ô tô Range Rover…

Nguyên nhân xảy ra các vụ cháy, nổ

Nguyên nhân các vụ cháy xảy ra đã được điều tra và làm rõ, song bước đầu các cơ quan chức năng xác định 90% các vụ cháy thường điểm hỏa từ chập điện.

Mạch điện chập do không đúng thiết kế hoặc lâu ngày lão hóa ải mục, điện trở tăng sinh nhiệt do quá tải, do mô-ve công tắc, át tô mát...

Tại các căn hộ gia đình, khu dân cư, nhà ở đô thị thường được thiết kế xây dựng theo dạng hình ống liền kề, sát nhau, không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy, không có lối thoát nạn dự phòng.

Do đó, khi có hỏa hoạn xảy ra, dù đám cháy không quá lớn nhưng vẫn gây thiệt hại về người, tài sản. Hơn nữa, phần lớn các vụ cháy ở khu dân cư thường xảy ra vào ban đêm hay rạng sáng, lúc này các nạn nhân đang say giấc, khi phát hiện cháy thì ngọn lửa đã bùng lên dữ dội, trở tay không kịp.

 
Nhiều khu nhà liền kề gia cố lồng sát,

Nhiều khu nhà liền kề gia cố lồng sát, "chuồng cọp" gây thiệt hại về người và của (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, các địa điểm buôn bán hay giải trí công cộng hay xảy ra cháy, nổ là do sự tích nhiệt. Nhiệt tăng do đèn nung bức xạ trong các hộp quảng cáo kín, thiếu thông gió thoát nhiệt, gây cháy...

Đặc biệt, sự gia tăng về cháy nổ gây thiệt hại về người và của, phần lớn nguyên nhân dẫn đến từ ý thức phòng cháy chữa cháy của chính người dân chúng ta và đến từ sự tắc trách của chủ đầu tư trong việc thiếu tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy và sử dụng các trang thiết bị kém chất lượng không đạt tiêu chuẩn.

Bài học kinh nghiệm trong việc xử lý phòng cháy, chữa cháy

Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra hỏa hoạn, trước khi đi ngủ, người dân cần kiểm tra kỹ nguồn lửa, nhiệt như: hệ thống điện, khu vực bếp... Tuyệt đối không để xe máy, ô tô trong nhà gần lối ra vào hoặc chắn hết lối đi, khi xảy ra cháy sẽ không có lối thoát hiểm. Mỗi hộ gia đình trang bị một bình chữa cháy, một chuông báo cháy và các dụng cụ phá dỡ, phòng khi xảy ra cháy.

Hiện thực phổ biến hiện nay, khi tình trạng gia cố lồng sát, "chuồng cọp". Việc gia cố thêm diện tích, lấn chiếm sử dụng ban công đã khiến những vụ cháy xảy ra nhưng lối thoát đã bị bịt kín, dẫn đến tốc độ xử lý sự cố cháy nổ, cứu hộ cứu nạn các nạn nhân cũng bị ảnh hưởng.

Vì vậy, đối với các hộ dân đang sinh sống trong khu vực mịt mùng, nhà hộp, nhà ống... người dân không nên lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can khi ở nhà cao tầng, trường hợp đã lắp thì phải có ổ chốt trong và ổ khóa.

Bên cạnh đó, Cục PCCC và cứu nạn cứu hộ cần khuyến cáo chính quyền địa phương và lực lượng chức năng phải tăng cường hơn nữa, tuyên truyền khuyến cáo để người dân thay đổi nhận thức, chủ động trong phòng cháy chữa cháy

Theo Trần Long - Báo Pháp Luật

Viết bình luận

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

0982 365 114
0986 566 111