Cần làm gì để phòng chống cháy nổ tại các căn hộ chung cư hay nhà cao tầng
Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc sẽ “giết” người nhanh hơn lứa. Những người trong nhà, đặc biệt tại nhà cao tầng nếu biết được kỹ năng thoát hiểm sẽ nâng cao khả năng sống sót. Chính vì vậy bạn cần chú ý các kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra sự cố hỏa hoạn ở nhà cao tầng của Công ty TNHH thiết bị PCCC và TM Hà Nội sau:
– Đầu tư trang bị các phương tiện phòng chống cháy nổ đảm bảo an toàn như lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy, bình chữa cháy.
– Cẩn thận trong quá trình sử dụng mỏ hàn, sửa chữa điện hay nơi có nguy cơ phóng điện.
– Cung cấp đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ thoát hiểm như dây thừng, thang dây nhằm phòng ngừa các trường hợp không may xảy ra.
– Kiểm tra thường xuyên các địa điểm dễ xảy ra cháy nổ như công tắc điện hay nơi đặt cầu giao điện.
– Tổ chức, tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn xử lý sự cố, sử dụng bình chữa cháy thường xuyên để kịp thời ứng phó khi không may xảy ra đám cháy.
– Luôn cảnh giác và đề phòng cháy nổ trong mọi tình huống
Cách thoát hiểm khi xảy ra cháy tại chung cư tầng cao
Thời gian gần đây, ngày càng nhiều các vụ cháy lớn xảy ra tại các chung cư cao tầng. Công ty TNHH thiết bị PCCC và TM Hà Nội xin tổng hợp những cách thoát hiểm đảm bảo an toàn cho bạn khi sống tại chung cư tầng cao.
1. Không bao giờ dùng thang máy khi xảy ra sự cố hỏa hoạn
Thang máy là một nơi cực kỳ nguy hiểm khi có đám cháy xảy ra. Bởi tất cả nhưng nơi xảy ra cháy đều được ngắt điện hoàn toàn để đề phòng sự lây lan và bùng phát của đám cháy, đồng thời việc ngắt nguồn điện cũng sẽ hạn chế thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân. Thang máy lại cần điện để hoạt động vì vậy nếu sử dụng thang máy khi xảy ra cháy không khác nào bạn tự nhốt mình vào chỗ chết.
Việc mắc kẹt trong thang máy có thể khiến bạn bị ngạt do khói đám cháy lan tỏa, nó cũng có thể khiến bạn bị nướng chín nếu đám cháy bắt đến khu vực thang máy khiến inox bị nung nóng. Hơn nữa lúc này lính cứu hỏa sẽ có rất nhiều người phải cứu trong tòa nhà nên việc phát hiện ra người bị kẹt trong thang sẽ rất khó khăn. Vì vậy hãy luôn nhớ sử dụng thang bộ khi có cháy xảy ra.
2. Luôn nắm rõ sơ đồ tòa nhà
Hãy luôn nhớ rõ sơ đồ tòa nhà và thuộc nằm lòng những hướng có thể thoát hiểm, ví trị cầu thang và cửa thoát hiểm để có thể đến nơi an toàn một cách sớm nhất. Bởi khi xảy ra cháy chúng ta dễ mất bình tĩnh, nên việc nắm rõ nơi có thể chạy thoát đặc biệt cần thiết. Khói từ đám cháy có thể gây khó nhìn mọi đồ vật, vì thế, việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng.
Có bao nhiêu lối thoát hiểm? Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó? Đây là có thể nói là yếu tố đầu tiên bạn cần biết khi dọn vào ở một chung cư nhất là những chung cư tầng cao.
3. Cân nhắc chạy lên hay chạy xuống
Hãy xem xét xem khói phát ra từ hướng nào để cân nhắc việc chạy lên tầng cao nhất hay chạy xuống tầng 1. Đừng vì quá hoảng loạn mà “cắm đầu cắm cổ” chạy xuống phía tầng dưới theo quán tính. Có gắng tránh xa đám cháy càng sớm càng tốt, tránh trường hợp đi nhầm đến nơi bắt nguồn vụ cháy sẽ dễ dẫn đến bị ngạt khói không thể thoát ra ngoài.
Ngoài ra, nên luôn chú ý xem mình đang chạy tới tầng bao nhiêu khi sử dụng cầu thang thoát hiểm. Trong trường hợp xấu nhất, bạn không thể tự thoát ra ngoài để có thể thông báo được chính xác vị trí nơi mình đang đứng, giúp cứu hộ có thể tìm thấy bạn sớm nhất.
4. Cân nhắc trước khi mở cửa ra vào khi có cháy
Trước khi quyết định mở cửa thoát ra, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở – mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa. Khi trường hợp cháy lớn xảy ra ngay ngoài hành lang tầng nhà bạn, hay ở yên trong nhà, chặn mọi khe hể tại cửa với khăn ướt, tránh khói độc vào nhà.
Trường hợp, nếu không nhìn thấy khói và cánh cửa không nóng, dùng mu bàn tay nhẹ nhàng chạm vào quả đấm cửa. Nếu quả đấm cửa nóng hoặc rất ấm, không mở cửa. Nếu quả đấm cửa mát, và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận.
Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chắn rằng nó đã được đóng chặt. Nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tiến thẳng đến cửa thoát hiểm của bạn.
5. Luôn ở vị trí thấp
Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị ngất hơn bị thiêu cháy bởi lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.
Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên của bạn, nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa, hay từ người khác.
6. Đừng cố gắng thu gom tài sản, tìm vật nuôi hay quay lại đám cháy
Tài sản có thể làm lại được nên đừng bao giờ cố gắng thu gom tài sản khi xảy ra cháy vì “còn người là còn của”. Đừng vì ít của cải , tiền bạc hay một món đồ yêu thích mà bỏ đi tính mạng của mình. Bạn cũng đừng cố gắng tìm kiếm vật nuôi khi xảy ra cháy, hãy lo lắng cho tính mạng của bản thân và những người trong gia đình trước tiên.
Điều quan trọng nhất là bạn phải ra được ngoài an toàn. Bạn cũng cần nhớ rằng bạn không nên ở lại trong nhà lâu hơn thời gian bạn bắt buộc phải ở trong đó, cho dù là để gọi xe cứu hỏa. Rất có thể đã có người gọi ở bên ngoài rồi. Khi đã ra ngoài rồi, tuyệt đối không được quay lại để lấy bất cứ thứ gì.
7. Trường hợp không thể chạy ra ngoài
Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng, lựa chọn một phòng có cửa sổ nếu có thể. Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính. Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.
Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Tốt hơn nếu bạn nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.
Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất, bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu. Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.
Những trang bị phương tiện, thiết bị PCCC&CNCH tại chung cư, nhà cao tầng
– Trang bị các phương tiện phòng chống cháy nổ như lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy, bình chữa cháy.
– Trang bị hỗ trợ thoát hiểm như dây thừng, thang dây, dây thoát hiểm để phòng ngừa những trường hợp không may xảy ra.
– Thường xuyên kiểm tra, chú ý tới các địa điểm dễ xảy ra cháy nổ như công tắc điện, nơi đặt cầu giao điện.
– Chú ý cẩn thận trong quá trình sử dụng mỏ hàn, sửa chữa điện hay nơi có nguy cơ phóng điện.
– Thường xuyên tổ chức, tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn cách xử lý sự cố, cách sử dụng bình chữa cháy để kịp thời ứng phó khi có đám cháy.
– Luôn đề cao tinh thần cảnh giác, đề phòng cháy nổ trong mọi tình huống.
Những lưu ý khi thoát hiểm khi xảy ra sự cố hỏa hoạn nhà cao tầng
Những điều bạn cần lưu ý khi thoát hiểm khi xảy ra sự cố hỏa hoạn nhà cao tầng bao gồm:
1. Tuyệt đối giữ bình tĩnh
Bình tĩnh là một trong những yếu tố giúp chúng ta đủ sáng suốt, minh mẫn để thoát khỏi đám cháy hiệu quả nhất. Sau khi phát hiện có cháy nổ, bạn nên gọi liền đến tổng đài 114, gọi bó cho ban quản lý tòa nhà và nhấn nút báo cháy gần nhất nhằm thông báo cho tất cả mọi người. Nếu đám cháy nhỏ, bạn có thể dùng bình cứu hỏa trực tiếp dập tắt ngay tại chỗ. Tránh tình trạng hoảng loạn, kích động, mất bình tĩnh dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
2. Giữ liên lạc với người xung quanh nơi nhà cao tầng xảy ra sự cố
Trong lúc hỏa hoạn xảy ra, trình trạng hỗn loạn, lo sợ, chen lấn là điều có tránh khỏi. Bạn cần giữ liên lạc với những người xung quanh để có thể ứng kịp kịp thời cũng như giúp đỡ lẫn nhau trong lúc di chuyển.
3. Không chen lấn dẫm đạp
Chen lấn, dẫm đạp lên nhau là điều thường thấy khi thoát hiểm cháy nổ ở các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, việc chen lấn này không làm chúng ta di chuyển nhanh hơn. Nó khiến cục diện trở nên hỗn độn, nhiều người bị chèn ép, dẫm đạp, những người bị ngã xuống vô trình trở thành vật cản đường. Hậu quả là chúng ta di chuyển chậm chạp, nặng nề hơn, mất nhiều thời gian, công sức hơn.
4. Dập điện trước khi thoát hiểm
Ngắt cầu dao điện, ngắt aptomat là một trong những biện pháp cô lập vùng cháy đơn giản và an toàn nhất. Việc làm này ngăn chặn đám cháy lây lan sang các khu vực xung quanh, giảm thiểu các thiệt hại do cháy gây nên.
5. Không cố gắng mang theo tài sản
Tài sản chúng ta có thể kiếm cả đời, nhưng tính mạng chỉ có một. Chúng ta cần bảo vệ tính mạng của mình trước, chỉ đem theo những giấy tờ tùy thân, những tài sản cần thiết nhất. Không nên ôm đồm quá nhiều khiến cho việc di chuyển, thoát hiểm nhà cao tầng gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm.
6. Áp dụng mọi cách để giữ an toàn khi không tìm được lối thoát hiểm
Trong trường hợp hành lang dẫn đến lối thoát hiểm đã bị khói lửa bao trùm, bạn không có cách nào để di chuyển được thì hãy lựa chọn giải pháp ở yên trong nhà. Bạn cần phải đóng toàn bộ cửa, sử dụng chăn mền để ngăn không cho khói vào trong phòng, dùng nước tưới xung quanh để lửa không bén vào phòng mình. Gọi ngay đến lượng 114 để kịp thời thông báo báo cho đội phòng cháy chữa cháy đến ứng cứu. Di chuyển ra vị trí cửa sổ, ban công hô to và dùng áo, khăn hoặc vật sáng màu để vẫy gọi mọi người biết vị trí mình đang bị nạn.
7. Tuyệt đối không nhảy từ độ cao xuống nếu không có đội cứu hộ
Trong tất cả các trường hợp tuyệt đối không vội vàng nhảy từ trên cao xuống dưới để thoát nạn khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn như đệm hơi hoặc một số phương tiện bảo hộ khác đã được lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ triển khai phía dưới.
Trên đây, đã tổng hợp những thiết bị phòng cháy chữa cháy cần có cũng như cách thoát hiểm khi ở nhà cao tầng. Hy vọng sẽ mang lại cho các bạn nguồn thông tin bổ ích, có thể áp dụng khi không may gặp nạn.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp miễn phí tại địa chỉ:
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ SẢN PHẨM QUÝ KHÁCH HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PCCC VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
Hotline: 0982 365 114 Ms Mai hoặc 0986 566 111 Mr Đan
Email: Congtytmpccchn29@gmail.com
Website: thietbipccc365.com
Chuyên Bán tiêu lệnh chữa cháy, bình chữa cháy, thiết bị phòng cháy chữa cháy, nạp sạc bình chữa cháy tại HÀ NỘI và các tỉnh lân cận giá rẻ, giao hàng tận nơi!!!